Đến 2025, 100% thủ tục xúc tiến thương mại thực hiện trực tuyến

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra tại Quyết định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/11/2021.

Theo đó, với mục đích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương, đề án này đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Xây dựng, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.

thu tuc xuc tien thuong mai thuc hien truc tuyen
Đến 2025, 100% thủ tục xúc tiến thương mại thực hiện trực tuyến (Ảnh minh họa)

- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của 10 thị trường xuất khẩu trọng điểm.

- 25% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 100.000 lượt doanh nghiệp.

- 25% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Kinh phí thực hiện Đề án này bao gồm: Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương có nhiệm vụ chủ trì tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án; định kỳ trước ngày 25/12 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.

Nếu còn thắc mắc khác liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.