Thủ tục cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngày 28/5/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 12/2009/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo hướng dẫn tại Thông tư này, chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, NHTM xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Trường hợp từ chối ký hợp đồng tín dụng, NHTM phải có văn bản trả lời doanh nghiệp đồng gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam nêu rõ lý do từ chối. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, NHTM thực hiện giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp khi đã nhận được hợp đồng bảo lãnh vay vốn (bản chính) ký kết giữa doanh nghiệp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và chứng thư bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành có nội dung phù hợp với các nội dung trong hợp đồng tín dụng đã được ký với doanh nghiệp; trường hợp các văn bản này có những nội dung không phù hợp, NHTM có quyền đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, đối chiếu và chỉnh sửa cho phù hợp trước khi thực hiện giải ngân vay vốn. NHTM có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay và hoàn trả nợ vốn vay của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả.

Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh và có văn bản đề nghị NHTM điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì các NHTM căn cứ điều kiện thực tế và quy định của pháp luật hiện hành thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo an toàn hiệu quả vốn vay và phù hợp với thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với khoản vay.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/7/2009.

 

  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đó là một trong những nội dung trong Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/5/2009, nhằm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 10 của Đảng. Theo đó, các loại hàng tiêu dùng nội địa được chú trọng đẩy mạnh sản xuất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh...

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Đây là quy định tại Nghị định số 50/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 25/05/2009, sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, với các quy định bổ sung cho Nghị định số 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến xử phạt đối với vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước.

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, chủ động ngăn ngừa lạm phát, ngày 22/5/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số biện pháp như sau...

Chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 96/2009/TT-BTC, ngày 20/05/2009,hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp về: nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị sử dụng lao động; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp...