Theo đó, căn cứ vào các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, các Bộ, ngành và địa phương lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên:
- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đai của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
- Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
- Các dự án khởi công mới nếu có các điều kiện: Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch; Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
Ngoài ra, còn cần phải tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ…
Đặc biệt, không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.