Thủ trưởng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra lãng phí

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định số 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TKCLP).

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị  (gọi tắt là NĐĐ) phải đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định về TKCLP tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới khi cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách vi phạm các quy định về TKCLP. Đây là một điểm mới phù hợp trong việc thực thi các điều luật cũng như quy định TKCLP của Nhà nước ban hành.

Trong Chương II (từ Điều 5 đến Điều 15), Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của NĐĐ trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp TKCLP. NĐĐ có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định công khai việc sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính được giao cho đơn vị mình; công khai việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện, nhà công vụ... để làm cơ sở cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát các quy định về TKCLP.

Một vấn đề nổi cộm hiện nay là trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng tiền, tài sản, ngân sách Nhà nước, NĐĐ phải thật cẩn trọng khi quản lý, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư hiện hành của Nhà nước. Trong phạm vi quản lý của mình, NĐĐ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát diện tích đất đai, trụ sở làm việc để bố trí, sử dụng hợp lý, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn quy định. Nghiêm cấm việc sử dụng sai mục đích nhà công vụ cũng như đất đai Nhà nước giao cho đơn vị mình phụ trách.

Nghị định 103/2007/NĐ-CP nêu rõ các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về TKCLP, người vi phạm lần đầu sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với hành vi phải bồi thường thiệt hại đến 5 triệu đồng/lần. Người vi phạm sẽ bị kỷ luật thôi việc khi tái phạm, gây hậu quả lớn và có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên/lần xét bồi thường.

Để chống lãng phí, căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại, tiếp theo Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (có hiệu lực từ ngày 1/6/2006), Nghị định 103/2007/NĐ-CP một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng trong quản lý cũng như tổ chức thực hiện của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Trách nhiệm của NĐĐ khi đã được quy định rõ ràng sẽ chấn chỉnh lại cả phong cách làm việc, trình độ quản lý và tạo điều kiện tốt hơn cho việc chống lãng phí tại cơ quan hành chính Nhà nước.

 

 

 

. (Luật Việt Nam)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

Ngày 03/5/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

Ô tô được miễn kiểm định lần đầu vẫn phải nộp tiền lập hồ sơ

Ô tô được miễn kiểm định lần đầu vẫn phải nộp tiền lập hồ sơ

Ô tô được miễn kiểm định lần đầu vẫn phải nộp tiền lập hồ sơ

Bộ Giao thông Vận tải quy định về giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với xe cơ giới tại Thông tư 11/2024/TT-BGTVT ngày 26/4/2024.

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DVĐN). Theo đó, chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DVĐN mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này và doanh nghiệp đó không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác ngoài DVĐN. Nghị định cũng nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của khách nợ.

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, nhiều chế tài mới được áp dụng trong xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, nhằm khắc phục tình trạng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm các chính sách thuế, đồng thời bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính.

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đây là một trong những quy định của dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành ở TW và các địa phương. Theo đó, mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải được phát hiện ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng và bị đình chỉ, đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý để hạn chế tối đa lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.