Theo đó, Thông tư này bổ sung thêm trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ so với trước đây. Khi đó sẽ có 06 trường hợp văn bằng, chứng chỉ sẽ bị thu hồi, hủy bỏ:
- Do hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Cấp cho người không đủ điều kiện;
- Do người không có thẩm quyền cấp;
- Bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Để cho người khác sử dụng;
- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (mới được bổ sung).
Trong trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan này có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ theo thủ tục:
- Bước 1: Người có yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; Văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ…
- Bước 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ;
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; Nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đáng chú ý: Nếu mẫu văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi thì sử dụng mẫu hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2020.