Thông tư 13 đã được sửa đổi chỉ sau 3 ngày

Thông tư 13 đã được sửa đổi chỉ sau 3 ngày
(LuatVietnam) Chỉ 3 ngày sau khi có ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 6799/VPCP-KTTH ngày 24/9/2010 yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã ra Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (Thông tư 13).

Tại điểm đ khoản 2 Điều 1 về các tỷ lệ an toàn đã được thay cụm từ “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” bằng cụm từ “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”. Đáng lưu ý là để đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả tại Điều 12 được sửa đổi từ: “Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn (hoặc có kỳ hạn đến hạn thanh toán) gửi tại tổ chức tín dụng khác” thành “số dư tiền gửi không kỳ hạn (hoặc có kỳ hạn)”.

Về các hình thức huy động vốn, tại Điều 18 Thông tư 13 không quy định khoản vay từ tổ chức tín dụng khác có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì nay được sửa thành tiền vay của tổ chức trong nước, tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại khoản 1 Điều 14) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài; đồng thời tỷ lệ 25% tiền gửi của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) thay cho quy định trước đây không giới hạn tỷ lệ này bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động vẫn được giữ nguyên, tỷ lệ này không được vượt quá 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chứ tín dụng phi ngân hàng.

Bên cạnh đó tại Phụ lục 2 về Bảng theo dõi khả năng chi trả được sửa từ đơn vị “triệu đồng” thành “triệu đồng/EUR/GBP/USD” và giới hạn quy định thời gian đến hạn từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 là “lớn hơn hoặc bằng 1” thay vì “lớn hơn 1” như quy định tại Thông tư 13. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2010.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Để thi hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ về điều tra bổ sung. Trong đó: “Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật...

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Ngày 21/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN). Hình thức phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này, mức phạt tối đa là 500 triệu đồng. Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này. …

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Ngày 21/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di dản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Theo đó, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khi có đủ các điều kiện như: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của cong người, được kế tục qua nhiều thế hệ; Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài...

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Tiếp tục nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH1TV) do Nhà nước làm chủ sở hữu, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định sau khi chuyển đổi, ngày 17/9/2010 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 138/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với công ty TNHH1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); ...