Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Cựu chiến binh (không thuộc đối tượng người có công) được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, rừng, mặt nước để sản xuất kinh doanh; thuộc diện nghèo được ưu tiên vay vốn, cấp bảo hiểm y tế...

Đây là một số quyền lợi của cựu chiến binh trong Pháp lệnh cựu chiến binh được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/9. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 1/1/2006.

Cựu chiến binh là người có công được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Ngoài ra, cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội. Khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, cơ quan đoàn thể địa phương phối hợp với Hội cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ, được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.

Như vậy hiện nay vẫn còn một số cựu chiến binh ra quân từ sau tháng 12/1976 (không thuộc đối tượng người có công, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, không thuộc diện nghèo) chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Có ý kiến đề nghị công nhận liệt sỹ cho cựu chiến binh chết vì nhiễm chất độc dioxin trong chiến tranh. Ban soạn thảo Pháp lệnh cho rằng, việc cựu chiến binh chết do chất đốc dioxin được công nhận là liệt sỹ là không đơn giản về yêu cầu chuyên môn và khả năng tài chính. Hơn nữa đây là phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi người có công. Do đó, vấn đề này sẽ được giao cho cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị bổ sung trong Pháp lệnh ưu đãi người có công.

Được coi là cựu chiến binh ngoài những người trực tiếp tham gia và phục vụ chiến đấu còn có lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, gắn bó cả cuộc đời trong quân ngũ. Đó là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(Theo VietNamNet)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục