Theo đó, với dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm quán triệt và thể chế hóa chủ trương của Đảng; kế thừa các quy định phù hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Căn cước công dân 2014.
Đồng thời, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi như sau:
- Về tên gọi: Thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.
- Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước: Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
- Về cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi; về tích hợp thông tin; về quy định chuyển tiếp... cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, bảo đảm khả thi, tránh gây xung đột với pháp luật liên quan.
Quy định trong luật các nội dung có tính ổn định, thống nhất cao; các nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định, bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng Căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo Hiến pháp.
Xem thêm các nội dung khác của Nghị quyết 46/NQ-CP
Nếu gặp vướng mắc nào khác, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.