Quy định mới về giờ làm việc của người lao động từ năm 2021

Một trong những điểm mới đáng chú ý về thời giờ làm việc bình thường của người lao động vừa được Quốc hội ban hành tại Bộ luật Lao động ngày 20/11/2019.

Theo đó, Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021 - ngày Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực, người sử dụng lao động khi quy định về thời giờ làm việc phải thông báo cho người lao động biết.

Đồng thời, Bộ luật Lao động mới cũng bỏ quy định “người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ” đang được áp dụng tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012.

người sử dụng lao động phải thông báo thời giờ làm việc
Quy định mới về giờ làm việc của người lao động từ năm 2021
(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, theo quy định mới tại Bộ Luật Lao động 2019, việc bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan sẽ thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động thay vì quy định cụ thể thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày như hiện nay.

Đáng chú ý: Bộ luật Lao động 2019 vẫn giữ nguyên thời gian làm việc bình thường như quy định hiện nay là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.