Trong đó, giai đoạn khởi phát từ 2 - 4 ngày, người bệnh có biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 - 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát kéo dài 2 - 5 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban sau khi sốt cao 3 - 4 ngày, ban có màu hồng dát sẩn, khi da căng thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục có biểu hiện ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện, có thể có ho kéo dài 1 - 2 sau khi hết ban.
Điều trị bệnh Sởi không có phương pháp đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ bằng cách vệ sinh da, mắt, miệng họng (không sử dụng các chế phẩm có corticoid); tăng cường dinh dưỡng; hạ sốt (lau nước ấm, chườm mát; dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao); bổ sung vitamin A…
Bệnh Sởi có thể bị biến chứng do virut sởi hoặc do bội nhiễm; thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ thiếu vitamin A; trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác; phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng; phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- LuậtViệtnam