Từ 01/9/2021, ca làm việc của thợ lò tối đa 9,5 giờ/ngày

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư số 04/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 16/7/2021.

Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Thông tư chỉ rõ, ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.

Đối với người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò, thời giờ làm việc không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.

Theo đó, người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Từ 01/9/2021, ca làm việc của thợ lò tối đa 9,5 giờ/ngày (Ảnh minh họa)


Ngoài ra, Thông tư còn quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm trong hầm lò như sau:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc;

- Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm;

- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định pháp luật,…

Tại Thông tư cũng đưa ra giải thích về ca làm việc của người lao động trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận việc tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc gồm:

- Thời gian nhận nhiệm vụ, thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại);

- Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục