Thời gian làm việc của giảng viên cao đẳng sư phạm là 44 tuần

Ngày 05/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 36/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư này nêu rõ, thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ đi số ngày nghỉ theo quy định.

Thời gian làm việc của giảng viên cao đẳng sư phạm
Thời gian làm việc của giảng viên cao đẳng sư phạm là 44 tuần (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.

Riêng những giảng viên đang nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm.

Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Hiệu trưởng căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết chế độ, chính sách liên quan.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/11/2020.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Website trường học phải có thông tin giải đáp thắc mắc người dân

Website trường học phải có thông tin giải đáp thắc mắc người dân

Website trường học phải có thông tin giải đáp thắc mắc người dân

Ngày 05/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.