Mới: 10 trường hợp không làm việc vẫn được hưởng lương

Để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020 do Chính phủ ban hành đã bổ sung thêm thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

Mới: 10 trường hợp không làm việc vẫn được hưởng lương
10 trường hợp không làm việc vẫn được hưởng lương ​ (Ảnh minh họa)

Điều 58 Nghị định này quy định thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương:

- Nghỉ giữa giờ;

- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;

- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;

- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động (bổ sung trường hợp lao động nữ mang thai);

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý (trước đây quy định thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động);

- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động (quy định mới);

- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ (quy định mới);

- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động (quy định mới);

- Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự (quy định mới).

Đồng thời, Nghị định 145 bỏ quy định “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” để phù hợp với quy định mới tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian).

Nghị định 145 có hiệu lực từ 01/02/2021.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Không chỉ lao động nữ không nghỉ trong ngày hành kinh được nhận thêm tiền lương, mà lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi không nghỉ 60 phút mỗi ngày cũng được hưởng quyền lợi này, theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động vừa được ban hành.