Thiếu an toàn tài chính, công ty chứng khoán sẽ bị kiểm soát

Thiếu an toàn tài chính, công ty chứng khoán sẽ bị kiểm soát
(LuatVietnam) Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục. Đây là nội dung được quy định trong Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Theo quy định trên thì tỷ lệ vốn khả dụng là căn cứ để Ủy ban chứng khoán nhà nước đưa ra quyết định có áp dụng tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán hay không; tỷ lệ này được xác định theo nguyên tắc: tỷ lệ vốn khả dụng = vốn khả dụng x 100%/tổng giá trị rủi ro.
 
Trong đó, vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày; Giá trị rủi ro bao gồm 03 loại: giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thị trường và giá trị rủi ro thanh toán.
 
Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục. Thời hạn kiểm soát không quá mười hai (12) tháng. Trong trường hợp xét thấy là cần thiết, theo đề nghị của tổ chức kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kéo dài thời hạn kiểm soát, tuy nhiên tối đa không quá sáu (06) tháng.
 
Trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và Phương án khắc phục.
 
Phương án khắc phục phải được xây dựng cho hai (02) năm kế tiếp, có lộ trình, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thực hiện chi tiết tới hàng tháng, quý. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán điều chỉnh Phương án khắc phục tại bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy là không khả thi, không phù hợp với điều kiện thị trường hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
 
Tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục. Trường hợp Tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong thời gian quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
 
Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức năm mươi phần trăm (50%) trở lên vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động…
 
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2011; sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định, báo cáo các chỉ tiêu an toàn tài chính và phải chịu sự điều chỉnh theo các quy định về kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và các biện pháp xử lý tại Chương III Thông tư này.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước được đi xe tối đa 840 triệu

Lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước được đi xe tối đa 840 triệu

Lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước được đi xe tối đa 840 triệu

Từ ngày 01/3/2011, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi từ Công ty nhà nước và các chức danh tương đương chỉ được sử dụng 01 xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày và đi công tác; mức giá mua tối đa 840 triệu đồng/xe. Đây là quy định mới được Bộ Tài chính ban hành trong Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007...

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tăng 9%

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tăng 9%

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tăng 9%

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội vừa có Thông tư số 02/2011/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2011 quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo quy định trong Thông tư thì mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH từ năm 1995 đến năm 2009 cho những đối tượng nêu trên lần lượt là 2,96; 2,52; 2,38;… 1,17; 1,09; như vậy, mức điều chỉnh này tăng tương ứng 9% so với mức điều chỉnh quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 áp dụng cho năm 2010...

04 nội dung trong hồ sơ vay để trả nợ lương của DN thuộc Vinashin

04 nội dung trong hồ sơ vay để trả nợ lương của DN thuộc Vinashin

04 nội dung trong hồ sơ vay để trả nợ lương của DN thuộc Vinashin

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đã có Công văn số 129/NHPT-TTKH gửi các đơn vị trực thuộc NHPT, hướng dẫn thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc Vinashin và Vinalines để trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động theo Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, khi tiến hành làm thủ tục vay vốn của NHPT, doanh nghiệp phải có bảo lãnh của công ty mẹ đối với 100% vốn vay (gốc và lãi phát sinh)...

Doanh nghiệp không phải khai thuế GTGT hằng tháng

Doanh nghiệp không phải khai thuế GTGT hằng tháng

Doanh nghiệp không phải khai thuế GTGT hằng tháng

Nhằm tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, ngày 27/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị quyết là việc Chính phủ yêu cầu sẽ phải phân loại người nộp thuế, nhằm giảm bớt tần suất bắt buộc kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp. Cụ thể, phân loại người nộp thuế để giảm tần suất bắt buộc kê khai thuế GTGT hằng tháng hiện nay xuống còn 3 tháng/lần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh gia đình có thể áp dụng việc kê khai 6 tháng/lần...