Thiết bị để sao chụp tài liệu mật không được kết nối Internet

Tại Nghị định 26/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/02/2020, Chính phủ đã quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Thiết bị để sao chụp tài liệu mật không được kết nối Internet
Thiết bị để sao chụp tài liệu mật không được kết nối Internet (Ảnh minh họa)

Theo Nghị định này, phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.

Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng.

Nghị định cũng nêu rõ, bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Tình Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Quy chuẩn mới về khoảng cách an toàn môi trường đối với khu dân cư

Đã có Quy chuẩn mới về khoảng cách an toàn môi trường đối với khu dân cư

Đã có Quy chuẩn mới về khoảng cách an toàn môi trường đối với khu dân cư

Bộ TNMT đã ra Thông tư 02/2025/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người.