Thí điểm thực hiện Thừa phát lại tại Tp. Hồ Chí Minh

Thí điểm thực hiện Thừa phát lại tại Tp. Hồ Chí Minh

(LuatVietnam) Ngày 07/07/2010 Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thủ tục thực hiện một số công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó các loại văn bản Thừa phát lại được tống đạt bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (trừ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh). Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cục Thi hành án dân sự và của các Chi cục Thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tư liên tịch cũng quy định: Hợp đồng dịch vụ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành tại Thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30 tháng 9 năm 2009 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã được thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và thi hành án dân sự phải niêm yết công khai, trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ giữa văn phòng Thừa phát lại và Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự có thỏa thuận khác.

Vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 8 năm 2010.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quy định về quản lý dự án đầu tư tại Hà Nội

Quy định về quản lý dự án đầu tư tại Hà Nội

Quy định về quản lý dự án đầu tư tại Hà Nội

Ngày 20 tháng 08 năm 2010 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (UBND) vừa ra quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Theo như Quyết định này thì kể từ ngày 30 tháng 08 năm 2010 đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố, UBND quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết lế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng....