Từ năm 2023, thi đại học trên 22,5 điểm bị giảm điểm ưu tiên

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 10/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy chế tuyển sinh mới nhìn chung vẫn giữ nguyên các đối tượng và mức cộng điểm ưu tiên như các năm trước.

Tuy nhiên từ năm 2023, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và 01 năm kế tiếp.

Đồng thời, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ xác định theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên khu, ưu tiên theo chính sách

Từ năm 2023, thi đại học trên 22,5 điểm bị giảm điểm ưu tiên
Từ năm 2023, thi đại học trên 22,5 điểm bị giảm điểm ưu tiên (Ảnh minh họa)

Dựa vào công thức trên, cứ từ 22,5 điểm trở lên - thí sinh có tổng điểm 03 môn càng cao thì càng được cộng ít điểm ưu tiên.

Ví dụ, nếu thí sinh đạt 24 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Còn nếu thí sinh đạt 27 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Nếu thí sinh đạt 30 điểm thì không còn được cộng điểm ưu tiên.

Giải thích cho việc giảm điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên, từ lúc quy định còn đang trong giai đoạn dự thảo chưa được thông qua, Bộ Giáo dục cho biết:

Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của 03 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Tuy nhiên, có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng cho các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao, đồng thời dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục, Bộ Giáo dục đã đặt ra quy định từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng với thí sinh đạt từ 22,5 điểm (tương đương 7,5 điểm mỗi môn trong tổ hợp ba môn) được giảm tuyến tính để tạo sự công bằng cho các thí sinh tham gia xét tuyển đại học.

Thông tư 08 có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.

Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.