Thêm đối tượng thực hiện hỗ trợ, được hỗ trợ lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung công ty tài chính vào đối tượng thực hiện  hỗ trợ lãi suất cho vay; đồng thời bỏ Công nghiệp khai thác mỏ ra khỏi danh sách 13 ngành không được ưu đãi lãi suất. 

Theo Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 10/3, ngoài các đối tượng theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009, Thủ tướng bổ sung đối tượng thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay là công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng và lĩnh vực thẻ). Theo đó, công ty tài chính thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có công văn gửi Thường trực Chính phủ về việc bổ sung công ty tài chính vào đối tượng hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, theo Quyết định 131/QĐ-TTg.

Lý do mà VNBA đưa ra là các công ty tài chính không thuộc đối tượng được thực hiện hỗ trợ lãi suất sẽ phát sinh một số vấn đề như: hàng ngàn khách hàng là doanh nghiệp đã và đang vay vốn tín dụng ngắn hạn ở các công tài chính sẽ không được hưởng quyền lợi từ quyết định trên, mặc dù họ thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất, vì vậy sẽ có sự di chuyển khách hàng từ công ty tài chính sang các ngân hàng thương mại để được hưởng lợi từ bù lãi suất; các khách hàng mới sẽ không đến vay vốn ngắn hạn tại công ty tài chính nữa vì không được cấp bù lãi suất. Hiện tại, ở Việt Nam có 15 công ty tài chính đang hoạt động, với tổng dư nợ ngắn hạn khoảng trên 15.000 tỷ đồng.

Như vậy, ngoài ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, nay có cả công ty tài chính.

Vẫn theo Quyết định 333/QĐ-TTg, các khoản vay ngân hàng ngắn hạn (vốn lưu động) bằng đồng Việt Nam thuộc ngành Công nghiệp khai thác mỏ cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Theo đó, hiện chỉ còn 12 ngành không được ưu đãi lãi suất gồm: Hoạt động tài chính; Ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; Hoạt động văn hóa, thể thao; Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (trừ hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp); Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng (bao gồm cả cho vay thông qua thẻ tín dụng); Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình; Hoạt động các tổ chức quốc tế; Nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng; Đầu tư và kinh doanh chứng khoán; Kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất.

Báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại cho biết, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 6/3 là 113.708 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 89.430 tỷ đồng, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 22.607 tỷ đồng, số còn lại là của nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 

. Theo Hà Nội Mới

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo thêm 5 đối tượng được tham gia BHYT

Dự thảo thêm 5 đối tượng được tham gia BHYT

Dự thảo thêm 5 đối tượng được tham gia BHYT

Tiến tới lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, ngoài 24 nhóm đối tượng đã được quy định tại Luật BHYT, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đã bổ sung 5 đối tượng được tham gia BHYT. Theo đó, 2 nhóm đối tượng là công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng (theo Quyết định 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ) và thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (theo Quyết định 170/2008/QĐ-TTg ngày 28/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ) được tham gia BHYT từ 1/7/2009...

Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

Ngày 02/03/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 03/2009/TT-NHNN về quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Thông tư có hiệu lực áp dụng từ ngày 16/04/2009.

Chính thức điều chỉnh thuế sữa

Chính thức điều chỉnh thuế sữa

Chính thức điều chỉnh thuế sữa

Bộ Tài chính đã thực hiện điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số nhóm mặt hàng sữa thuộc nhóm 04.01 và 04.02, nhưng không thực hiện điều chỉnh với sữa bột. Đó là nội dung Thông tư 39/2009/TT-BTC Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu đãi. Cụ thể, các loại sữa và kem, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác nhóm 04.01 có mức thuế chung là 15%. Mức thuế này tăng lên khá mạnh so với mức 5% đang áp dụng hiện nay và quay lại đúng mức thuế 15% đã được ban hanh theo cam kết WTO vào cuối 2007.

Thuế nhập khẩu linh kiện ôtô giảm tối đa 5%

Thuế nhập khẩu linh kiện ôtô giảm tối đa 5%

Thuế nhập khẩu linh kiện ôtô giảm tối đa 5%

Kể từ ngày 9/3 tới, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các linh kiện, phụ tùng ô tô trong Biểu thuế nhập khẩu đãi được điều chỉnh giảm từ 2 - 5%. Cũng theo Thông tư số 38/2009/TT-BTC được Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành thì nhóm 84.08, động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel), loại dùng cho xe vận tải hàng hoá khác và xe chở người từ 16 chỗ trở lên được điều chỉnh hạ từ 22% xuồng còn 20%. Thuế nhập khẩu các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại động cơ thuộc nhóm 84.09 giảm 5%, từ 20% xuống 15%. Thông tư này có hiệu lực thi hành và áp dụng cho các Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 09/3/2009...