Thêm 4 trường hợp lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam

(LuatVietnam)  Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/09/2013 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo Nghị định này, ngoài 06 trường hợp người lao động là công dân nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam theo quy định hiện hành (gồm: thực hiện hợp đồng lao động; di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính...; nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài), Chính phủ bổ sung thêm 04 trường hợp khác cũng được vào làm việc tại Việt Nam, gồm: tình nguyện viên; người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Trong đó, lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam phải được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng; chuyên gia nước ngoài phải là người đã được nước ngoài công nhận là chuyên gia hoặc người lao động có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm; lao động kỹ thuật nước ngoài cũng phải có thời gian ít nhất 01 năm được đào tạo chuyên ngành và ít nhất 03 năm kinh nghiệm...

Cũng theo Nghị định này, lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động phải là người không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nước ngoài và Việt Nam; đối với người muốn hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải có đủ các điều kiện về ngành nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và phía nước ngoài...

Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động làm việc hoặc nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2013; thay thế các Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 và số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.