Thay thế hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức

Ngày 17/6/2019, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 2209/BTP-PBGDPL về việc thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”.

Thay thế hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức (Ảnh minh họa)


Theo đó, để nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở, Bộ Tư pháp đề nghị bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu nhân lực hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, tiến hành củng cố, kiện toàn tổ hòa giải cơ sở, vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người từng là thẩm phán, kiểm sát viên… đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên cơ sở.

Song song với đó, xây dựng đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh (từ 03 - 05 người/tỉnh) từ các thành phần có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên cơ sở.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cấp huyện xây dựng đội ngũ tập huấn viên cấp huyện (từ 04 - 08 người/huyện) đảm bảo trình độ, khả năng để tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên cơ sở.

Lựa chọn một số đơn vị cấp xã, ưu tiên các xã chưa đạt tiêu chí về hòa giải ở cơ sở để làm điểm chỉ đạo…

>> Các tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành


Thùy Linh
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.