Thay đổi về thủ tục kỷ luật công chức, viên chức

Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trong đó có nội dung thay đổi về trình tự, thủ tục kỷ luật cán bộ, công chức.

Thủ tục xử lý kỷ luật công chức, viên chức theo quy định tại Điều 25, 32 Nghị định 112/2020 gồm 03 bước:

  • Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm.

  • Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật.

  • Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, Nghị định 71 năm 2023 đã bổ sung quy định về các trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật. Cụ thể:

- Không tổ chức họp kiểm điểm đối với trường hợp:
  • Công chức, viên chức vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan cũ, đã chuyển sang cơ quan mới thì phát hiện vi phạm đó còn trong thời hiệu kỷ luật.

  • Công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

  • Đã tổ chức kiểm điểm và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm.

Thay đổi về thủ tục kỷ luật công chức, viên chức (Ảnh minh họa)

- Không tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật trong trường hợp:

  • Đã có kết luận về hành vi vi phạm và có đề xuất hình thức kỷ luật cụ thể.

  • Bị Tòa án kết án mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về hành vi tham nhũng.

  • Đã có quyết định kỷ luật Đảng trừ trường hợp bị thành lập Hội đồng kỷ luật.

Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/9/2023.

Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục