Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Ngày 28/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thay thế Quyết định 109/QĐ-TTg năm 2014 và Quyết định 1075/QĐ-TTg năm 2016.

Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Chính thức thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (Ảnh minh họa)

Theo đó, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin, gồm Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các Ủy viên khác.

Ủy ban chịu trách nhiệm nghiêm cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình. Thành viên Ủy ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng chế theo quy định hiện hành.

Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban điều phối công tác xây dựng Chính phủ điện tử. Kinh phí hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Chính phủ và các nguồn chi phí hợp pháp khác.

Cũng trong ngày 28/8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử tại Quyết định 336/QĐ-UBQGCPĐT.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chính phủ điện tử là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó, giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng.


Xem thêm:

Xây dựng Chính phủ điện tử: Phải giám sát an toàn mạng 24/7

Văn phòng Chính phủ phải đi đầu thực hiện Văn phòng điện tử

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa? Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục