Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể từ 2021

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có nhiều điểm mới so với quy định hiện nay về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể tập thể từ 2021 (Ảnh minh họa)

Một trong số đó là quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Theo đó, theo Điều 191 Bộ luật mới, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động;

- Tòa án nhân dân.

Như vậy, so với quy định hiện nay tại Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Đồng thời, nếu có tranh chấp lao động tập thể về quyền, từ năm 2021, các bên có thể gửi yêu cầu đến Hội đồng trọng tài lao động.

Đặc biệt, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cũng có sự thay đổi. Hiện nay, thời hiệu này đang được quy định là 01 năm trong khi theo Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu quy định như sau:

- Thời hiệu yêu cầu hòa giải: 06 tháng;

- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết: 09 tháng;

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết: 01 năm.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục