Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp

(LuatVietnam) Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 05/01/2018.

Theo Đề án này, Vinachem sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 15 doanh nghiệp, trong đó có: Công ty cổ phần (CTCP) Xà phòng Hà Nội; CTCP Pin Ắc quy Vĩnh Phú; CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội; CTCP Pin Hà Nội; CTCP Cảng Đạm Ninh Bình; CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng; CTCP Thiết kế công nghiệp Hóa chất…


Vinachem sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 15 doanh nghiệp

Dự kiến đến năm 2020, vốn điều lệ của Vinachem khoảng 20.000 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.

Ngành nghề kinh doanh chính của Vinachem được xác định bao gồm: Sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón; sản xuất, kinh doanh phân bón chứa lân; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, Vinachem sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành hóa chất; công nghiệp cao su; sản xuất hóa chất tiêu dùng; sản xuất phân bón tổng hợp; hóa dược.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục