Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũngNgày 22/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

 

Theo đó, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếu không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc nếu phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải tăng nặng một mức kỷ luật. Trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra vụ, việc tham nhũng, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền về vụ, việc tham nhũng hoặc từ ngày bản án về vụ tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng...

 

 

·     Luật Việt Nam

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010. Theo đó, trên cơ sở tổng vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình dự án cụ thể, trên các nguyên tắc được quy định cụ thể trong Quyết định...

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 96/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp. Nghị định còn quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.

Khởi điểm thuế thu nhập cá nhân: 4-5 triệu đồng

Khởi điểm thuế thu nhập cá nhân: 4-5 triệu đồng

Khởi điểm thuế thu nhập cá nhân: 4-5 triệu đồng

Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân với hai phương án về mức khởi điểm chịu thuế: 4 hoặc 5 triệu đồng mỗi tháng. Trước khi nộp thuế, cá nhân được giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: đối với bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng. Dự luật quy định 2 biểu thuế: Thuế lũy tiến và Thuế suất toàn phần.

Ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa

Ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa

Ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa

Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá. Theo đó, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm: Tên hàng hoá, tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, Thành phần, thành phần định lượng, Thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn.