Tăng mạnh mức phạt khi xả thải chứa hóa chất độc hại vào nguồn nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản để thay thế Nghị định 33/2017/NĐ-CP.


Tăng mạnh mức phạt khi xả thải chứa hóa chất độc hại vào nguồn nước (Ảnh minh họa)

Theo Nghị định này, hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm có mức phạt 60 - 90 triệu đồng đối với cá nhân và 120 - 180 triệu đồng đối với người vi phạm là tổ chức.

Mức phạt này tăng mạnh so với quy định cũ, chỉ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với cá nhân và 40 - 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt đến 500 triệu đồng.

Mức phạt cụ thể phụ thuộc vào lưu lượng xả nước thải trên ngày đêm. Cụ thể như sau:

STT

Lưu lượng xả nước thải

Lưu lượng xả nước thải nuôi trồng thủy sản

Mức phạt với cá nhân

1

Trên 5 - 50 m3

10.000 - 30.000 m3

30 - 40 triệu đồng

2

50 - 100 m3

30.000 - 50.000 m3

40 - 50 triệu đồng

3

100 - 500 m3

50.000 - 70.000 m3

60 - 80 triệu đồng

4

500 - 1000 m3

70.000 - 100.000 m3

100 - 120 triệu đồng

5

1000  - 2.000 m3

100.000 - 150.000 m3

140 - 160 triệu đồng

6

2.000 - 3.000 m3

150.000 - 200.000 m3

180 - 220 triệu đồng

7

3.000 m3 trở lên

200.000 m3 trở lên

220 - 250 triệu đồng

Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt gấp đôi cá nhân. Vì thế, mức phạt tối đa đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật là 500 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.

Tình Nguyễn
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.