Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu/tháng từ 2016

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu/tháng từ 2016

(LuatVietnam) Theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng, từ ngày 01/01/2016, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 250.000 đồng/tháng - 400.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, bao gồm các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, thị xã Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội; các quận và huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc Thành phố Hải Phòng; các quận và các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh thuộc TP.HCM… mức lương tối thiểu tăng thêm 400.000 đồng/tháng, từ 3,1 triệu đồng/tháng lên 3,5 triệu đồng/tháng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II như: Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ (Hưng Yên); Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái (Quảng Ninh); Thành phố Việt Trì (Phú Thọ); Thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai)…, áp dụng mức lương tối thiểu là 3,1 triệu đồng/tháng, tăng 350.000 đồng/tháng so với trước đây; đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III và IV, mức lương tối thiểu vùng lần lượt là 2,7 triệu đồng/tháng và 2,4 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương tối thiểu cũ là 2,4 triệu đồng/tháng và 2,15 triệu đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương; trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với lao động đã qua học nghề.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau, áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Ngày 11/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó đáng chú ý là những nội dung về chế độ thai sản của lao động mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ…

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Đây là nội dung rất đáng chú ý tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở thành thị; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu đô thị; cán bộ, công chức, viên chức… sẽ được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê…

Được tự thiết kế với nhà ở dưới 3 tầng

Được tự thiết kế với nhà ở dưới 3 tầng

Được tự thiết kế với nhà ở dưới 3 tầng

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, chủ nhà được tự thiết kế và tổ chức thi công xây dựng đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hay có chiều cao dưới 12m…