Ngày 23/03/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2009/TT-BTC quy định về cơ chế hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu, có hiệu lực từ ngày ký.
Theo quy định tại Thông tư này, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được tính toán dựa trên nguyên tắc giá nhập khẩu tại thị trường
Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao hơn, hoặc xuống thấp hơn, doanh nghiệp được phép trích khoản chi phí cao hơn mức quy định, hoặc tạm thời chưa trích cho phù hợp với tình hình thị trường. Tổng mức trích, lập quỹ bình ổn giá xăng dầu được cộng dồn từ mức trích quy định trên của tổng khối lượng xăng dầu thực tế đã bán trong tháng, trong năm.
Doanh nghiệp không được sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để giảm giá bán xăng, dầu.
Khi giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platt’s Singapore) bình quân của tháng giảm, làm cho giá vốn do doanh nghiệp tính giảm hơn giá bán trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít (kg) của từng loại xăng, dầu, doanh nghiệp giữ ổn định giá bán hiện hành. Sau thời gian này, nếu giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg) so với giá bán trong nước hiện hành, doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá bán tính từ mốc giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg).
Khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platts Singapore) bình quân của tháng tăng, làm giá vốn do doanh nghiệp tính tăng cao hơn giá xăng dầu bán trong nước, các doanh nghiệp giữ ổn định giá bán; khoản chênh lệch lỗ phát sinh sẽ được bù đắp từ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Sau thời gian giữ ổn định giá bán trên, nếu giá thị trường thế giới vẫn giữ ở mức thấp, hoặc ổn định, làm cho giá vốn ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán hiện hành tối đa 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán trong nước. Nếu giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao hơn, làm cho giá vốn doanh nghiệp cao hơn so với giá bán hiện hành của từng loại xăng dầu, doanh nghiệp được quyền tăng giá bán nhưng tối đa từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg).
- Theo Sài Gòn Tiếp thị