Tăng cường kiểm soát xe máy, ô tô tại Hà Nội và TP.HCM

Tăng cường kiểm soát xe máy, ô tô tại Hà Nội và TP.HCM
(LuatVietnam)  Nhằm phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa; nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế..., ngày 24/07/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020.

Đồng thời, yêu cầu tập trung phát triển hệ thống xe buýt, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn và tăng cường kiểm soát các phương tiện xe máy, ô tô con cá nhân, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội và TP.HCM; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%; sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại như hệ thống camera, hệ thống giao thông thông minh (ITS) để quản lý giao thông đô thị và tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các tuyến đường chính ra, vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, đường vành đai đô thị; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội, ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và TP.HCM...

Đối với lĩnh vực hàng không, Thủ tướng khẳng định vận tải hàng không sẽ được tái cơ cấu theo hướng nâng thị phần hàng không giá rẻ, có khả năng cạnh tranh; các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực hàng không cũng được tái cơ cấu theo hướng Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích, giữ nguyên mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước; thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, trong đó Nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 do Chính phủ ban hành về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Cụ thể, từ ngày 01/09/2014, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước mới thành lập phải có tối đa 03 cấp doanh nghiệp (DN), bao gồm: Công ty mẹ (DN cấp I) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối…