Tăng 2 triệu đồng lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài

Tăng 2 triệu đồng lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài
(LuatVietnam) Ngày 13/08/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại Thông tư này, mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập, xin gia hạn thời gian hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 01/10/2012 lần lượt tăng từ 1,5 - 02 triệu đồng. Cụ thể, lệ phí cấp giấy phép thành lập mới là 03 triệu đồng /giấy phép, tăng 02 triệu đồng so với trước đây (theo quy định cũ là 01 triệu đồng/giấy phép); lệ phí cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép là 1,5 triệu đồng/giấy phép. Đặc biệt, theo quy định mới này, các trường hợp đã được cấp giấy phép, xin gia hạn thêm thời gian hoạt động phải nộp lệ phí 1,5 triệu đồng/ giấy phép (theo quy định trước đây, các trường hợp này không phải nộp lệ phí).
Cơ quan thu lệ phí nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào Ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành. Các khoản chi phí liên quan đến công tác tổ chức thu, thẩm định việc thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

Ngày 09/08/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-NHNN quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.Theo đó, Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch NHNN tối đa 02 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 02 giờ...

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Ngày 07/08/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép. Các mặt hàng được áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm sắt, thép và các sản phẩm bằng sắt hoặc thép, cụ thể như: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, không phân biệt chiều rộng, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng…

Chính thức giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2012

Chính thức giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2012

Chính thức giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2012

Ngày 06/08/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2012/TT-BCT quy định việc nhập khẩu các mặt hàng muối, đường, trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan năm 2012. Theo đó, từ ngày 06/08/2012 đến hết ngày 31/12/2012, lượng đường tinh luyện và đường thô nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan là 70.000 tấn. Trong đó, Bộ Công Thương phân giao hạn 50.000 tấn đường tinh luyện và đường thô cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và 20.000 tấn đường thô cho thương nhân sản xuất đường để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất, tiêu dùng…

Tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý

Tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý

Tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đề ra cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 03/08/2012 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 07 năm 2012. Theo đó, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2012 và những năm tiếp theo, Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng…