Nội dung đáng chú ý này được Quốc hội thông qua tại Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tới đây.
Theo đó, Điều 100 Bộ luật Lao động năm 2012 đang có hiệu lực chỉ quy định về việc tạm ứng tiền lương như sau:
Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019, việc tạm ứng tiền lương đã được quy định mới như sau:
Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi được tạm ứng lương, người lao động không phải trả thêm tiền lãi cho số tiền đã ứng.
Từ 2021, người lao động tạm ứng lương không bị tính lãi (Ảnh minh họa)
Đồng thời, cũng tại Bộ luật năm 2019 này, Quốc hội nêu rõ, người lao động mà đi nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. Trong khi đó, tại Bộ luật năm 2012, quy định này còn dễ gây hiểu nhầm trong cách áp dụng vào thực tế, cụ thể:
Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự
Ngoài ra, trong các trường hợp sau đây, người lao động được tạm ứng lương: Hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng; Nghỉ hàng năm; Tạm đình chỉ công việc…
Luật này được thông qua ngày 20/11/2019.