Tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Vinashin

Chính phủ chủ trương tái cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn Vinashin với sự hỗ trợ trực tiếp từ kinh tế nhà nước và các định chế tài chính, tín dụng để duy trì và từng bước ổn định phát triển Tập đoàn với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn, giữ được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển. Đó là một trong các nội dung quan trọng được nêu tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/08/2010 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2010 diễn ra vào hai ngày 03 và 04 tháng 08 sau khi nghe báo cáo về Tập đoàn Vinashin do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.

Các giải pháp cần thực hiện ngay là khẩn trương kiện toàn tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống của người lao động, thành lập ban chỉ đạo đo một Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp nói trên …

Trong Nghị quyết lần này còn có các nội dung đáng chú ý khác như báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010; Đề án Những giải pháp, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Báo cáo tổng kết thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường. Chính phủ cũng đã thảo luận các dự án luật là: Luật Thủ đô; Luật Phòng, chống buôn bán người; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Tố cáo.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (công ty), công ty thành lập mới có mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế. Công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; trường hợp các doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ có nhu cầu bảo lãnh thì công ty mẹ được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc: các bên góp vốn cùng cam kết thực hiện bảo lãnh, tỷ lệ % bảo lãnh của từng khoản vay không vượt quá tỷ lệ % góp vốn của công ty mẹ trong doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn và tổng các khoản bảo lãnh vay vốn không vượt quá vốn điều lệ của công ty mẹ.

Phương pháp mới điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Phương pháp mới điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Phương pháp mới điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Ngày 29/7/2010, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BXD hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng áp dụng đối với những công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Riêng những hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó. Điểm đáng lưu ý của Thông tư là phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được quy định rất rõ ràng so với những quy định trước đây tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD.