Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

Đây là nội dung tại Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi vẫn tính theo quy định hiện hành tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhưng có sự điều chỉnh về tổng tiền gửi.

Cụ thể, tổng tiền gửi bao gồm:

(1) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản dưới đây:

- Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;

- Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước;

- Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây:

  • Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;

  • Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;

  • Từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;

  • Từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

    Sửa đổi quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (Ảnh minh họa)

(2) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.

(3) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái

phiếu.

Thông tư 26/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 31/12/2022.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục