Dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về BHXH, BHTN

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 07/6/2021.

Nghị quyết này sửa đổi, bổ sung 16 Luật gồm Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Thương mại, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Giá, Luật Điện lực…

Dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung nhiều quy định về bảo hiểm xã hội
Dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung nhiều quy định về bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm để xử lý các vấn đề sau cho phù hợp với thực tiễn:

-  Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

-  Điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề;

-  Chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều bất cập.

Dự kiến sẽ trình Chính phủ hồ sơ đề nghị vào tháng 02/2022.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội cũng được sửa đổi, bổ sung theo định hướng cải cách tại mục III Nghị quyết 28 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

- Giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm; hướng tới còn 10 năm với mức hưởng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp…

- Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

- Sửa đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động…

Dự kiến thời gian trình Chính phủ hồ sơ đề nghị là tháng 6/2021.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục