Sử dụng bản ghi âm, ghi hình với mục đích thương mại phải trả tiền

(LuatVietnam) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP  của Chính phủ, quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ 2005Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Theo đó, việc sử dụng trực tiếp, gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong các hoạt động kinh doanh, thương mại như tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng không phải xin phép, nhưng phải trả nhuận bút, thù lao.

Tương tự, việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số; Tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng cũng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Sử dụng bản ghi âm, ghi hình với mục đích thương mại phải trả tiền
Sử dụng bản ghi âm, ghi hình với mục đích thương mại phải trả tiền

Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng theo quy định nêu trên tùy thuộc vào thỏa thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định tin tức thời sự, văn bản hành chính không được bảo hộ quyền tác giả.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/04/2018.

Xem thêm:       

Luật Sở hữu trí tuệ: 8 nội dung đáng chú ý nhất năm 2018

3 hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục