Từ ngày 26/3/2021, công chứng viên sử dụng 6 mẫu lời chứng mới

Ngày 03/02/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.

Lời chứng của công chứng viên là một trong các bộ phận của văn bản công chứng. Theo đó, ban hành kèm Thông tư này là 06 mẫu lời chứng mới sẽ áp dụng từ ngày 26/3/2021 - ngày Thông tư này chính thức có hiệu lực.

6 mau loi chung moi
Từ ngày 26/3/2021, công chứng viên sử dụng 6 mẫu lời chứng mới (Ảnh minh họa)

Sáu mẫu lời chứng đó cụ thể gồm:

- Mẫu lời chứng áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-21);

- Mẫu lời chứng với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);

- Mẫu lời chứng với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23);

- Mẫu lời chứng với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24);

- Mẫu lời chứng với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25);

- Mẫu lời chứng với bản dịch (Mẫu TP-CC-26).

Đặc biệt lưu ý: Công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể. Đồng thời, không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/3/2021 và thay thế Thông tư 06/2015/TT-BTP.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.