Siết chặt Qui chế kinh doanh xăng dầu

Siết chặt Qui chế kinh doanh xăng dầuBộ Thương mại vừa ban hành Công văn số 1925 nhằm siết chặt hơn các quy chế kinh doanh xăng dầu hiện hành. Theo đó, từ năm 2005, các doanh nghiệp muốn làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo qui định hiện hành, phải có tổng sản lượng xăng dầu bán ra đạt mức tối thiểu 500m3/tháng.

Bộ Thương mại cũng yêu cầu các tổng đại lý phải có kho tồn trữ xăng dầu bảo đảm bằng ít nhất năm ngày cung ứng theo sản lượng tối thiểu nói trên.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh xăng dầu đang được tiến hành theo Quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu, ban hành theo Quyết định 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trao đổi với VnEconomy trong lần phỏng vấn trước đây, Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định rằng quy chế theo Quyết định 187 nói trên đặt trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn hợp lý và đã phát huy nhiều tác dụng.

Theo Điều 6 Chương II của quy chế trên, các thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng các qui định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP (3/3/1999) và Thông tư số 14/1999/TT-BTM (7/7/1999) được kinh doanh xăng, dầu trên thị trường nội địa dưới hình thức đại lý và chịu trách nhiệm về giá cả, số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra theo các cam kết trong hợp đồng đại lý.

Tại Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM (17/11/2003) của Bộ trưởng Bộ Thương mại có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của đại lý bán lẻ xăng dầu, ký kết hợp đồng đại lý với doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hoặc doanh nghiệp làm tổng đại lý, giao nhận, vận chuyển, giá bán và thù lao....

Theo quy chế này, đại lý bán lẻ chỉ được làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một doanh nghiệp (doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hoặc doanh nghiệp làm tổng đại lý) và chỉ được bán lẻ xăng dầu của một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối theo hợp đồng đại lý đã ký kết. Thường xuyên bán xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do doanh nghiệp xăng dầu đầu mối qui định. Chấp hành các qui định cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra...

Quy chế kinh doanh xăng, dầu theo Quyết định 187 có hiệu lực từ ngày 1/1/2004.

Cuối tuần này, giá dầu trên thị trường thế giới đang có dấu hiệu suy giảm. So với mức bình quân của quý IV/2004, giá dầu đã giảm khoảng 10 USD/thùng. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đang đặt ra khả năng sẽ cắt giảm sản lượng nếu giá dầu tiếp tục hạ.

Nếu giá dầu tiếp tục hạ xuống dưới mức 40 USD/thùng, giá xăng, dầu trong nước có được điều chỉnh không? Trả lời câu hỏi này, một quan chức Bộ Tài chính cho VnEconomy biết, việc đầu tiên là khôi phục dần thuế nhập khẩu xăng, dầu để đảm bảo ngân sách nhà nước, sau đó việc điều chỉnh giá bán mới tính tới. Tuy nhiên, vị quan chức này nhận định khả năng đó rất khó xẩy ra, giá dầu trên thị trường thế giới sẽ khó giảm và ổn định trong thời gian dài dưới 40 USD/thùng.

 

(Minh Đức – VietNam Economy)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2005: Giá điện sinh hoạt ở nông thôn là 390 đồng/kWh

Từ 1/1/2005: Giá điện sinh hoạt ở nông thôn là 390 đồng/kWh

Từ 1/1/2005: Giá điện sinh hoạt ở nông thôn là 390 đồng/kWh

Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt giá bán điện. Theo đó từ ngày 1/1/2005, giá bán buôn điện sinh hoạt ở nông thôn sẽ chỉ còn 390 đồng/kwh. Theo Quyết định này, Chính phủ đặc biệt khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị sản xuất đặc thù và người tiêu dùng sử dụng điện vào giờ thấp điểm.

Học sinh tiểu học được nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C

Học sinh tiểu học được nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C

Học sinh tiểu học được nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có Công văn gửi các phòng GD-ĐT và các trường trực thuộc về việc bảo đảm sức khỏe cho giáo viên và học sinh trong những ngày trời rét đậm. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi trường, hiệu trưởng có quyền quyết định lùi giờ học buổi sáng muộn hơn hoặc cho phép học sinh nghỉ học theo quy định.