Sẽ hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của ngân hàng mới

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Quy chế này được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN, ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, với quy chế này, nhiều khả năng một số ngân hàng mới trong số 23 bộ hồ sơ xin phép đang nằm trên bàn Ngân hàng Nhà nước sẽ ra đời trong thời gian tới. Bởi theo một quan chức Ngân hàng Nhà nước, có quy chế, nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thì trong khoảng 6 tháng sẽ được thành lập.

Tuy nhiên, việc thành lập ngân hàng cổ phần mới không đơn giản khi quy chế mới ban hành đưa ra nhiều quy định khá chi tiết và chặt chẽ về các điều kiện liên quan, trong đó nổi bật là những yêu cầu về vốn, thành phần sáng lập, nhân lực, yêu cầu công nghệ và tính khả thi trong hoạt động.

Liên quan đến nguồn vốn, ngân hàng mới phải đảm bảo mức vốn pháp định theo Chính phủ quy định từng thời kỳ; trước mắt là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2008 là 3.000 tỷ đồng. Đặc biệt nguồn vốn này không phải là nguồn vay dưới bất kỳ hình thức nào.

Một ngân hàng mới phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn; có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức và phải là doanh nghiệp (không phải là ngân hàng) có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng. Quy định mức vốn tối thiểu này là một rào cản lớn đối với các kế hoạch lập ngân hàng của địa phương, vì hầu hết các doanh nghiệp ở địa phương chưa đáp ứng được mức vốn đó (ngoại trừ những tỉnh thành trọng điểm như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…).

Một điểm mà nhiều nhà đầu tư cần chú ý là cổ phần phổ thông của ngân hàng mới không được chuyển nhượng trong 3 năm kể từ thời điểm thành lập. Đây là một rủi ro lớn đối với các hoạt động mua – bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập trên thị trường tự do (OTC) trong thời gian qua.

Ngoài ra, quy chế còn đưa ra những quy định chi tiết, mới liên quan đến các thành viên, thành phần trong hội đồng quản trị, điều kiện về đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro… theo hướng chặt chẽ và minh bạch hơn. 
 

 

. (Luật Việt Nam)

 

 


Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đây là một trong những quy định của dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành ở TW và các địa phương. Theo đó, mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải được phát hiện ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng và bị đình chỉ, đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý để hạn chế tối đa lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản. Theo đó, Nghị định mới tuy dung lượng không bằng Nghị đinh 181 nhưng giải quyết được rất nhiều vấn đề cụ thể đang "mắc" trong triển khai thi hành Luật Đất đai, rất cần thiết cho việc thúc đẩy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP (ngày 18/5/2007) về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Theo Nghị định mới này, thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký sẽ rút ngắn hơn và được thực hiện ngay trong buổi làm việc. Nghị định này ra đời đã giúp việc chứng thực được thực hiện nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho công dân và doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc cải cách thủ tục hành chính hiện nay.

Tính thuế TNCN đối với cổ phiếu thưởng cho người lao động

Tính thuế TNCN đối với cổ phiếu thưởng cho người lao động

Tính thuế TNCN đối với cổ phiếu thưởng cho người lao động

Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 1867/TCT-TNCN về việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cổ phiếu thưởng cho người lao động. Theo đó, đối với khoản tiền thưởng dưới các hình thức: tiền, hiện vật, cổ phiếu... mà đơn vị sản xuất, kinh doanh, cơ quan sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong đơn vị mình đều thuộc diện thu nhập thường xuyên chịu thuế TNCN.