Sắp hoàn thiện Luật Giao dịch điện tử

Sắp hoàn thiện Luật Giao dịch điện tửSau nhiều lần thảo luận, lấy ý kiến xây dựng tại các kỳ họp Quốc hội, sau nhiều bài báo "hối thúc", sau những đề nghị cấp thiết từ dư luận, dự thảo Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam đã cơ bản được hoàn thành. Hôm qua (4/10), Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật này.

Một số vấn đề cơ bản và quan trọng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất, chẳng hạn: tên gọi chính thức sẽ là: "Luật Giao dịch điện tử", chứ không gọi là một cách chính xác nhưng dài dòng là: "Luật giao dịch bằng phương tiện điện tử". Điều quan trọng mà lâu nay người dân mong đợi đã được thống nhất rằng: Luật này quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân muốn lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Tuy nhiên, bản dự thảo Luật cũng đồng thời nói rõ: không áp dụng giao dịch điện tử với các trường hợp cụ thể như: cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.

Để luật này có thể triển khai nhanh và đi vào đời sống xã hội một cách hiệu quả, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử, Bộ Bưu chính Viễn thông có trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.

Không thể quy định trình tự thực hiện chữ ký điện tử 

Do bản thân là một bộ luật mới, ra đời trong bối cảnh phát triển kinh tế, nên Luật Giao dịch điện tử cũng có những nguyên tắc riêng biệt, ví dụ: các đối tượng sử dụng có thể tự nguyện lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch, tự thỏa thuận trong việc lựa chọn công nghệ, và không một loại công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dịch điện tử.Liên quan trực tiếp đến vấn đề này là việc quy định giá trị pháp lý cho chữ ký điện tử. Đã có nhiều ý kiến của các Đại biểu quốc hội cho rằng, cần quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử. Nhưng ngược lại, đa số các chuyên gia đều cho rằng, việc đó là không thể, bởi vì, thủ tục thực hiện chữ ký điện tử còn tùy thuộc rất lớn vào công nghệ. Công nghệ thì luôn luôn phát triển. Cho đến thời điểm hiện nay, thế giới đã có rất nhiều loại công nghệ liên quan đến thực hiện chữ ký điện tử như: công nghệ nhận giọng nói, nhận diện ảnh, chữ ký số, số hóa chữ ký tay, dấu vân tay, võng mạc... Vì vậy, dự thảo luật này không thể quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện chữ ký điện tử, vì ứng với từng loại công nghệ khác nhau sẽ có một trình tự thủ tục khác nhau để thực hiện.

Điều đáng mừng, Luật Giao dịch điện tử cũng quy định được giá trị hợp pháp của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Và điều 21 trong bản dự thảo Luật cũng quy định rõ: Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một Tổ chức cung cấp dịch vụ CTĐT. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử cũng được quy định rõ trong điều 24 của bản dự thảo: Nếu một văn bản cần được ký và đóng dấu, yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu sẽ được đáp ứng nếu sử dụng chữ ký điện tử hợp pháp theo luật và chữ ký điện tử đó được chứng thực bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực.

Chứng thư điện tử: thời hạn lưu trữ 5 năm

Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận. Nhiều ý kiến cho rằng, thời hạn 5 năm là quá dài cho việc lưu trữ một thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử (xem thêm định nghĩa tại box bên phải - NV) do nhà cung cấp dịch vụ cấp. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ quốc hội giải thích rằng, việc lưu trữ chứng thư điện tử khác với việc lưu trữ các thông điệp dữ liệu. Đối với lưu trữ thông điệp dữ liệu thì VN phải tuân thủ các quy định pháp luật về lưu trữ, còn đối với lưu trữ chứng thư điện tử thì VN chưa có kinh nghiệm, nên phải tham khảo con số 05 năm của đa số các nước đã từng thực hiện luật này.

Một điều cũng rất quan trọng và có ý nghĩa đối với các tổ chức, doanh nghiệp VN hiện nay là luật này đã công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Điều 33, 34 trong dự thảo quy định: "Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì nó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu".

Giao kết hợp đồng điện tử cũng được điều 36 và 38 quy định: Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

Ngoài ra, các quy định về Giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước, quy định về đảm bảo an toàn bảo mật trong giao dịch điện tử và giải quyết tranh chấp cũng được dự thảo luật quy định ở chương V, chương VI và chương VII.

 

(Theo VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Sẽ bỏ nhiều loại hoá đơn thuế, giảm phiền hà cho DN

Sẽ bỏ nhiều loại hoá đơn thuế, giảm phiền hà cho DN

Sẽ bỏ nhiều loại hoá đơn thuế, giảm phiền hà cho DN

Tổng cục Thuế cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục bỏ nhiều loại hóa đơn nhằm giảm thiểu phiền phức cho doanh nghiệp, và tiến tới cho phép các doanh nghiệp được kê khai đăng ký qua mạng. Tuy nhiên, việc kiểm tra các siêu thị lớn trong việc in hoá đơn qua máy tính tiền sẽ tiếp tục được thực hiện để qua đó, ngành Thuế có biện pháp quản lý loại hoá đơn tự in này.

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên

Ngày 26/9/2005, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 76/2001/QĐ-TTg ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Cựu chiến binh (không thuộc đối tượng người có công) được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, rừng, mặt nước để sản xuất kinh doanh, thuộc diện nghèo được ưu tiên vay vốn, cấp bảo hiểm y tế... Đây là một số quyền lợi của cựu chiến binh trong Pháp lệnh cựu chiến binh được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/9. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 1/1/2006.