Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có kinh nghiệm thực tế (Ảnh minh họa)
Theo đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước phải đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm:
- Phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao;
- Nhân viên tại các cơ sở này phải được đào tạo và định kỳ đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản của GMP và các công việc chuyên môn đang đảm nhiệm;
- Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải bảo đảm chất lượng, an toàn, không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng;
- Phải có hệ thống bảo đảm chất lượng gồm nhà xưởng, thiết bị, nhân lực đầy đủ, phù hợp để bảo đảm hệ thống hoạt động có hiệu quả;
- Nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất phải được quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với hoạt động sản xuất;
- Bố trí mặt bằng, thiết kế nhà xưởng phải có thể tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi, rác hoặc bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng sản phẩm;
- Phải thực hiện công việc vệ sinh ở mức độ cao nhất trong tất cả các hoạt động: Vệ sinh cá nhân, nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/7/2019.