Theo đó, quy trình này gồm 06 bước:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
Trong bước này, người hoặc tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, mẫu vật có liên quan. Nếu không đủ điều kiện giám định thì phải từ chối theo quy định.
Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện giám định, người hoặc tổ chức giám định phải nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và các quy định cụ thể về sở hữu trí tuệ để chuẩn bị thực hiện việc giám định.
Đặc biệt, nếu cần làm rõ thêm về nội dung, yêu cầu thì có thể đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu liên quan.
Bước 3: Thực hiện giám định
Việc giám định phải thực hiện các nội dung xác định đối tượng, yếu tố xâm phạm, giá trị và những nội dung khác có liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan. Lúc này, người giám định phải có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình.
Kết quả giám định phải được thể hiện dưới dạng văn bản và lưu trong hồ sơ giám định.
Bước 4: Kết luận giám định
Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.