Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP từ 04/4/2022

Ngày 18/02/2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP).

Theo đó, Thông tư này quy định các nội dung về quy tắc xuất xứ hàng hóa bao gồm: Các trường hợp xác định hàng hóa được coi là có xuất xứ, cộng gộp, công đoạn gia công chế biến đơn giản, vận chuyển trực tiếp, cơ chế kiểm tra và chứng nhận xuất xứ hàng hóa…

Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi có C/O được cấp theo quy định tại Thông tư này.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP (Ảnh minh họa)

Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi nộp C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử. Đồng thời, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 04/4/2022.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.