Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng

Các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2009.

Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng.

Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng...sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 đến 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).

Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệm thu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên... sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, hành vi bán, cho thuê mua bất động sản thuộc diện phải qua Sàn giao dịch bất động sản mà không thông qua Sàn giao dịch; kinh doanh các bất động sản không đủ điều kiện hoặc không được phép đưa vào kinh doanh ...bị phạt từ 60 đến 70 triệu đồng.

Trong lĩnh vực khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, Nghị định quy định phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng không có tiêu chuẩn chất lượng hoặc không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công bố; kinh doanh vật liệu xây dựng nhập khẩu không có xuất xứ.

Về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt, bị phạt từ 30 đến 50 triệu đồng; tự ý đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước, bị phạt từ 60 đến 70 triệu đồng.

Trong quản lý phát triển nhà ở và công sở, các chủ đầu tư không dành quỹ đất trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định, không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo đúng dự án đã được phê duyệt... sẽ bị phạt từ 40 đến 50 triệu đồng.

Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm còn phải được công bố trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

. Theo Website Chính phủ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Từ 01/03/2009, giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đ/kWh

Từ 01/03/2009, giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đ/kWh

Từ 01/03/2009, giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đ/kWh

Ngày 26/02/2009, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào đã ký Thông tư số 05/2009/TT-BCT, hướng dẫn thực hiện giá bán điện mới có hiệu lực từ 01/03/2009, theo tinh thần tại Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân năm 2009 là 948,5đ/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT).

Phạt nặng hành vi không mang bảo hiểm ôtô, xe máy

Phạt nặng hành vi không mang bảo hiểm ôtô, xe máy

Phạt nặng hành vi không mang bảo hiểm ôtô, xe máy

Ngày 25/02/2009, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC- BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, khi làm thủ tục đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chủ xe cơ giới phải xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Áp dụng mức phạt 100.000 đồng cho người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe môtô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự và 500.000 đồng cho người điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự trong trường hợp không có hoặc không mang theo GCNBH còn hiệu lực...

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trợ cấp cho người lao động mất việc làm

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trợ cấp cho người lao động mất việc làm

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trợ cấp cho người lao động mất việc làm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, theo đó các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009, chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán. Mức vay tối đa của doanh nghiệp bằng số kinh phí để thanh toán số nợ tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Thời hạn vay tối đa là 12 tháng. Lãi suất vay là 0%..

Tăng các mức phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Tăng các mức phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Tăng các mức phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007, với các chế tài mới nhằm chấn chỉnh và răn đe các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, Nghị định số 18/2009/NĐ-CP có thêm 6 hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với các hành vi không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế và tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định hoặc lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép...