Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT đường bộ

Ngày 05/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công an  vừa ban hành Quyết định số 1922/2006/QĐ-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động về tuần tra, kiểm soát (TTKS) của lực lượng CSGT đường bộ.

 

Theo quyết định này, CBCS CSGT khi thực hiện nhiệm vụ TTKS phải chịu sự giám sát của dân, khi kiểm soát và xử lý các vi phạm TTATGT đường bộ phải bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm túc, khẩn trương, luôn có thái độ lịch sự, tôn trọng, không được gây phiền hà cho dân.

 

Nhằm làm rõ các nguyên tắc trong công tác TTKS của lực lượng CSGT, Bộ trưởng Bộ CA cũng qui định, CSGT đường bộ có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và các kế hoạch TTKS của thủ trưởng đơn vị nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. CSGT được dừng phương tiện để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông; lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và ANTT; tạm giữ giấy tờ, người, tang vật, phương tiện; tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, hướng dẫn bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và điều tra giải quyết khi TNGT xảy ra. Lực lượng này cũng được quyền và chịu trách nhiệm trong việc trưng dụng người điều khiển và các loại phương tiện giao thông, thông tin liên lạc để cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm theo quy định của pháp luật.

Cũng theo tinh thần của Quyết định trên, khi làm nhiệm vụ, CSGT phải có trang phục (bao gồm số hiệu, cấp hiệu, vũ khí và công cụ hỗ trợ) theo quy định. Khi kiểm soát tại một điểm trên đường phải đặt biển báo "CSGT" về hai phía; ban đêm phải có đèn chiếu sáng để bảo đảm cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm công khai và minh bạch.

 

 

(Luật Việt Nam)

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.