Quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP ngày 15/10/2024, quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Theo đó, Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí như sau:

(1) Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.

(2) Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại (1) gồm:

  • Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
  • Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
  • Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
  • Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài;
  • Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí từ 05/12/2024
Quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí từ 05/12/2024 
(Ảnh minh họa)

(3) Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định.

Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.

(4) Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 05/12/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?