Quy định mới về xây dựng thang, bảng lương từ ngày 01/01/2021

Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực có nhiều điều chỉnh trong chính sách tiền lương so với quy định trước đây. Một trong đó là quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương.

quy dinh moi ve xay dung bang luong

Quy định mới về xây dựng bảng lương từ ngày 01/01/2021 (Ảnh minh họa)

Theo đó, khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Theo quy định mới này, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không còn phải “gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động” như quy định trước đây tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2012.

Không chỉ vậy, Bộ luật Lao động mới cũng quy định chi tiết định nghĩa mức lao động. Cụ thể, khoản 2 Bộ luật 2019 nêu rõ:

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Bộ luật 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019.

>> Bộ luật Lao động 2019 và toàn bộ điểm mới đáng chú ý

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.