Ngày 25/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thay thế cho các Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 và số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005, quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia trực tiếp quản lý doanh nghiệp đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam; không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép đã được quy định.
Các quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc thống thoáng về chính sách, nghiêm túc về pháp luật
Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện trên. Hồ sơ của người nước ngoài khi xin làm việc tại Việt
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp đó trên lãnh thổ Việt Nam (lưu ý là tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là công dân Việt Nam chiếm ít nhất 20% trong hiện diện thương mại của doanh nghiệp đó tại Việt Nam).
Người nước ngoài làm việc tại Việt
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để chào bán dịch vụ phải thông báo trước ít nhất 07 ngày khi người nước ngoài đến chào bán dịch vụ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài dự kiến đến chào bán với nội dụng: Họ, tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc cụ thể của người nước ngoài.
Cấp giấy phép, gia hạn, cấp lại, sử dụng giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người nước ngoài làm việc tại Việt
Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam làm các công việc đòi hỏi quá 36 tháng thì được gia hạn giấy phép lao động.
Khi giấy phép lao động bị mất, hỏng thì người nước ngoài làm việc tại Việt
Trong một số trường hợp như giấy phép lao động hết hạn,; chấm dứt hợp đồng lao động; nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp... thì giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực hoặc vô hiệu.
(Theo Website Chính phủ)