Từ 25/11/2019, tổ chức có thể là thành viên của tổ hợp tác

Nếu như trước đây, theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP, thành viên tổ hợp tác chỉ có thể là cá nhân thì từ 25/11/2019, theo Nghị định 77, thành viên tổ hợp tác còn có thể là tổ chức.


Hướng dẫn lập hợp đồng hợp tác
Quy định mới về thành viên tổ hợp tác (Ảnh minh họa)


Đây được coi là điểm mới đáng chú ý của Nghị định 77/2019/NĐ-CP ban hành ngày 10/10/2019 vừa qua. Theo đó, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên, đồng thời không được trái với quy định của pháp luật liên quan và đảm bảo một số nội dung cơ bản như:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân;
  • Tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp (nếu có);
  • Đóng góp bằng sức lao động (nếu có);
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có);
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có);
  • Điều kiện chấm dứt hợp đồng.

Trong đó:

  • Phần đóng góp của thành viên có thể được xác định bằng tài sản hoặc công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) đã đóng góp hoặc cam kết góp.
  • Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận với nhau và ghi trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn hợp tác thì thời hạn kết thúc hợp tác là khi chấm dứt hợp đồng (có thể do hết hạn ghi trong hợp đồng hoặc mục đích hợp tác đã đạt được hay theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…).

Nghị định được ban hành ngày 10/10/2019.

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục