Luật Thanh tra 2022 gồm 08 Chương, 118 Điều thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay.
Luật này có 07 điểm mới cơ bản như sau:
- Cho phép thành lập thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ; Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan hanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
- Luật quy định linh hoạt về việc thành lập Thanh tra sở.
- Quy định các bước tiến hành cuộc thanh tra: Từ chuẩn bị thanh tra => tiến hành thanh tra trực tiếp => kết thúc thanh tra trực tiếp.
- Quy định rõ về việc thẩm định Kết luận thanh tra. Quy định đây là thủ tục bắt buộc đối với dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh.
- Quy định cụ thể, rành mạch về thẩm quyền, quy trình, thời hạn các bước báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra,
- Đã có những quy định đầy đủ, cụ thể để xử lý chồng chéo, trùng lặp từ khâu lập kế hoạch; trong quá trinh tiến hành hoạt động thanh tra và giữ hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.
- Chế định thanh tra nhân dân được tách ra khỏi nội dung Luật Thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.