Lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ. Cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy phiếu tín nhiệm tối đa ở 02 nơi cán bộ công tác và sinh hoạt.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý và được công khai theo quy định. Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Có 03 mức độ tín nhiệm: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".
Quy định nêu rõ các tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm:
- Giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấp hành sự phân công của tổ chức...
- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương;
- Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú....
Xem đầy đủ nội dung Quy định 96-QĐ/TW
Nếu bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được LuatVietnam tư vấn chi tiết.